BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN THANH LONG (BỆNH TẮC KÈ, BỆNH MA)

dom trang

  Bệnh đốm trắng là loài dịch hại mới, khó quản lý và do tính đặc thù của cây thanh long là có khả năng ra hoa, mang quả gần như liên tục quanh năm nên việc phòng trị bệnh phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp, đồng bộ và triệt để thì mới đạt hiệu quả cao.
NGUYÊN NHÂN
Do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA NẤM BỆNH
+ Bệnh xuất hiện tấn công mạnh vào mùa mưa. Nhiệt độ 30-35oC và ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển và lây lan.
+ Qua theo dõi thấy bệnh hại nặng ở những vườn có mực thủy cấp cao, những vườn vệ sinh kém, rậm rạp và bị che mát nhiều.
+ Vườn sử dụng nhiều phân đạm hay bón phân chuồng chưa ủ hoai.
+ Vườn sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng hay vườn bón thiếu trung vi lượng đều có tỉ lệ bệnh cao hơn bình thường và khi có bệnh thì khó phòng trị hơn.
TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN BỆNH
– Bệnh thường gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.
* Trên cành:
  Khi mới xuất hiện, vết bệnh là những chấm li ti (như vết kim châm) nhỏ hơi lõm vào bề mặt bẹ hoặc trái và chuyển sang màu trắng sau khoảng 3-4 ngày. Về sau vết bệnh xuất hiện những chấm nhỏ màu cam ở vị trí trung tâm được bao bọc bởi vòng tròn màu vàng (10-20 ngày) và dần dần vết bệnh nổi lên thành đốm tròn màu nâu (18-20 ngày).

dom trang
– Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, các vết bệnh phát triển lan rộng ra, liên kết nhau thành từng mãng lớn làm sần sùi bề mặt cành, trong một số trường hợp bệnh gây thối từng mảng lớn.
* Trên quả:
  Bệnh tấn công và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của quả, đặc biệt ở giai đoạn sau trổ hoa và giai đoạn chuẩn bị chín. Triệu chứng bệnh gây hại trên quả cũng tương tự như trên cành và những quả nhiễm bệnh nặng thì không thể bán được. 
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
– Vệ sinh sạch cỏ dại, tỉa cành cho vườn và trụ thanh long thông thoáng.
– Thường xuyên kiểm tra vườn cây nếu vườn gần với vườn đã bị bệnh.
– Không tưới nước lên tán cây và không tưới vào chiều tối.
– Cắt bỏ thu gom hết các cành lá, quả bị bệnh mang ra ngoài chôn tiêu huỷ.
Ngoài ra:
– Khi cây ra đọt non có thể phun ngừa luân phiên các loại thuốc sinh học phòng trừ bệnh: Nano Đồng C99, Ô Fugi King các chủng vi sinh sẽ cạnh tranh tuyệt đối môi trường sống của nấm bệnh, ngăn ngừa không cho nấm bệnh xâm nhập lại rễ sau khi đã sử dụng.
– Khi phát hiện cành, trái bị bệnh phải tiêu huỷ ngay để tránh lây lan, và phun một trong các loại thuốc trị bệnh.
– Bón phân N-P-K, trung vi lượng cân đối, đầy đủ và hợp lý không nên bón quá nhiều phân đạm (hoặc phân bón lá) để thúc cây ra đọt non và bón bổ sung nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma cho cây.
– Sau khi thu hoạch quả cuối vụ, cắt tỉa cành nhiễm bệnh, cành vô hiệu để tạo điều kiện thông thoáng và có thể phun ướt đều khử trùng toàn bộ tán cây bằng nhóm thuốc trừ nấm phổ rộng (gốc đồng,…). Đặc biệt đối với những vườn cây lâu năm, ít cắt tỉa và nhiễm bệnh nặng cần phải phun thuốc thật kỹ phía bên trong tán.
Chú ý:
  Phải phun ướt đều toàn tán cây, kể cả những cành phía bên trong tán, Khi phun xịt thuốc ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch trái phải tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly thuốc an toàn.
  Phòng trừ trên diện rộng: Để quản lý hiệu quả bệnh đốm trắng thì việc vệ sinh đồng ruộng phải được thực hiện một cách triệt để, áp dụng nhiều giải pháp quản lý tổng hợp đồng loạt và trên diện rộng (tính cộng đồng).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.